Thursday 29 March 2012

Hoi thao ve cong nghe hoat hinh 3D Viet Nam

Hội thảo có sự góp mặt của các khách mời là chuyên gia đến từ các tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực làm phim hoạt hình: Sparx Animation Studio (Pháp), Digital Work Entertainments (Nhật), Jet studio (Nhật), Green Design (Hàn Quốc)…, các giảng viên của trường Multimedia cùng với sự góp mặt rất đông các bạn học sinh, sinh viên.

Buổi Hội thảo đã giúp các bạn trẻ tìm hiểu về công nghệ cũng như các công đoạn tạo nên một phim hoạt hình 3D. Thông qua bộ phim phóng sự "3D Animation Show-Công nghệ hoạt hình và những giấc mơ", các bạn trẻ đã hiểu sâu sắc hơn về mối liên hệ phức tạp giữa Công nghệ 3D và phim hoạt hình 3D, sự kết hợp Công nghệ đỉnh cao và Nghệ thuật điện ảnh thông qua những công đoạn quá trình phức tạp mà nhiều người biết về phim hoạt hình 3D còn chưa hình dung đầy đủ.

Có 12 phim hoạt hình 3D do các học viên tại Arena thực hiện được trình chiếu ra mắt trong Hội thảo. Đây cũng là hình thức giúp những người trẻ mê hoạt hình có thêm nhiều kiến thức về công nghệ 3D và tìm kiếm cơ hội trong ngành nghề hết sức mới mẻ cũng như hấp dẫn này. Bên cạnh đó, các khách mời chuyên gia đã mang đến câu trả lời cho những thắc mắc của các bạn trẻ về tiềm năng của một ngành 3D Việt Nam, một hoạt động khá sôi nổi trong những năm gần đây.
Đặc biệt, những người tham dự Hội thảo đã rất ngạc nhiên và thú vị khi được biết rất nhiều người Việt Nam đã từng tham gia sản xuất những bộ phim hoạt hình 3D nổi tiếng như Igor (Sparx Animation Studio- Pháp), Mickey Twice Upon A Christmas (Walt Disney-Mỹ)… với những vai trò quan trọng như Nghệ sĩ hoạt hình, Chuyên gia diễn hoạt, Trợ lý kỹ thuật…

Kết thúc buổi Hội thảo, ông Nguyễn Duy Thơ - Hiệu trưởng trường Arena - chia sẻ: "Thời gian vừa qua, cộng đồng mạng cũng xôn xao về những bộ phim hoạt hình 3D do các bạn trẻ Việt tự sản xuất. Nổi bật trong số đó có Dưới bóng cây, Cô bé bán diêm, Bay, Hope. Tuy các phim này không quá xuất sắc do thiếu kinh phí lẫn kinh nghiệm và công nghệ cao nhưng nó cũng làm bùng cháy ngọn lửa đam mê của cộng đồng bạn trẻ mê hoạt hình 3D. Và chắc chắn trong tương lai không xa, nhất định phim hoạt hình 3D Việt Nam sẽ có bước tiến vượt bậc và có vị thế trên thế giới".

Phạm Văn

Lưu bài viết |

Bản in |

Gửi bạn bè |

Lưu yêu thích |

PDF |

Phản hồi (0)
Chia sẻ

Theo www.baomoi.com

Wednesday 28 March 2012

Nhung chuyen buon tuan hoi sach TP HCM

Bế mạc vào tối 25/3 sau 1 tuần sôi nổi, hội sách TP HCM lần VII khép lại với những thành công ngoài mong đợi như khách đông bất ngờ, mãi lực tăng đột biến, doanh thu ngoài sức tưởng tượng. Có mấy ai biết phía sau những thành công ấy, hội sách cũng lưu lại không ít nỗi buồn gắn liền với văn hóa đọc. Để rồi, người ta nhận ra rằng doanh thu tăng đột biến của các đơn vị tham gia hội sách chẳng ăn nhập gì với số lượng người yêu sách, thích đọc sách...

1.Từ ngày đầu tiên hội sách được khai mạc đến khi kết thúc, đặc biệt trong 3 ngày cuối cùng, điều dễ nhận thấy là khách đến hội sách rất đông, tạo nên tình trạng dồn ứ, mọi người phải nhích từng bước một để đến được gian hàng yêu thích của mình. Nhưng khách đông, khách chen nhau lựa sách không có nghĩa là ai cũng biết quý, yêu sách. Bằng chứng là rất nhiều khách, nhất là những bạn trẻ có kiểu lựa chọn "kho tàng" trí thức, văn hóa rất thiếu văn hóa, như kiểu người ta chọn lựa con cá, mớ rau.

Như nhiều gian hàng sách khác, tại gian hàng của NXB Phương Đông, nhìn những bạn trẻ thô bạo "bốc", "giựt", mạnh tay lật sách rồi thảy lông lốc trên giá chẳng chút nâng niu, quý trọng, không ít khách còn thấy nóng mặt, bức xúc, huống chi những người làm công tác xuất bản vốn trực tiếp, lao tâm khổ tứ cho sự ra đời của từng quyển sách!

Khách ở gian triển lãm sách quý và khách ở quầy bán sách dạy làm triệu phú, làm quản lý - hai hình ảnh trái ngược nhau.

2.Hội sách là cơ hội để mọi người chọn lựa những quyển sách mà mình yêu thích với giá rẻ hơn thường nhật, hoặc kiếm tìm lâu nay nhưng chưa có duyên gặp. Hội sách cũng là cơ hội để những người tham gia được dịp gặp những quyển sách quý hàng trăm năm tuổi như Quốc sử quán triều Nguyễn, Hoàng nữ phổ, Hoàng tử phổ, Hoàng triều Ngọc điệp…, Y tông tâm lĩnh toàn trật (Hải Thượng Lãn Ông)…

Để người yêu sách được ngắm, xem, sờ tận tay những cuốn sách quý - hiếm ấy, BTC đã dành hẳn 2 gian triển lãm. Nhưng sự thật phũ phàng là 2 gian triển lãm này rất ít được các bạn trẻ ghé mắt trông ngang. Trong khi đó, những gian hàng bày bán các sách có nội dung như bí quyết làm lãnh đạo, làm thế nào để trở thành triệu phú, tố chất của nhà lãnh đạo trẻ… được các bạn trẻ chen chân xem, mua ồ ạt.

Trước hiện tượng đối lập ấy, không ít người sầu giọng mà rằng "nhiều bạn trẻ đến với hội sách không thật sự yêu sách mà vì thích làm triệu phú, mê làm lãnh đạo…". Sở thích ấy là đáng hoan nghênh, nhưng hơi thiên lệch.

3.Trước những hình ảnh trái khoáy, tương phản ấy, dù lượng khách đến hội sách đông, dù nguồn thu lớn và trong khi nhiều đơn vị tham gia hội sách "mừng" ra mặt với niềm tin thành phố ngày càng có nhiều người yêu sách, văn hóa đọc đang ở tầm cao mới thì có dư luận cho rằng không nên quá lạc quan về điều ấy. Bởi không phải ai mua sách, đến với hội chợ sách cũng yêu sách, yêu văn hóa đọc. Bằng chứng là cái cách người ta lựa chọn sách, đi xem sách… như chúng tôi "tả" ở trên. Và đó chính là nỗi buồn thực thụ của văn hóa đọc!


Theo www.baomoi.com

Tuesday 27 March 2012

GS Xoay tin tuong tai dien cua Hoc si Xoay Trong Cham

Chia sẻ với báo chí về chương trình Hỏi xoáy đáp xoay phiên bản mới, Giáo sư Cù Trọng Xoay thẳng thắn nói: "Tối thứ 7 tôi có kế hoạch đi diễn cùng Đoàn kịch 2 - Nhà hát kịch Tuổi trẻ, nếu không thì tôi cũng có một chương trình nào đó và thường về nhà sau khi chương trình Hỏi xoáy Đáp xoay đã chiếu xong. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn quan tâm đến chương trình và xem lại ngay trên mạng".

Mặc dù đã rời "Hỏi xoáy Đáp xoay" nhưng Đinh Tiến Dũng vẫn thường xuyên theo dõi chương trình. (nguồn: Ngôi sao)

Song, Đinh Tiến Dũng thú thực đây là một chương trình đầy kỉ niệm với anh, nên khi không còn được đứng trên sân khấu của Hỏi xoáy đáp xoay khiến anh không khỏi cảm thấy bâng khuâng.

Nhận xét về nhân vật thay thế mình là Học sĩ Xoày Trọng Chấm, Cù Trọng Xoay cho biết, anh tin tưởng đây sẽ là người phục vụ được nhu cầu giải trí của khán giả.

"Anh Phạm Dũng (người đóng vai Học sĩ Xoày Trọng Chấm) là người hết sức thú vị với vốn sống phong phú và hiểu biết rộng. Chắc chắn, đây sẽ là nhân tố tích cực cho sự đổi mới của chương trình. Tôi tin là sự đổi mới này sẽ ngày càng tốt hơn và sẽ phục vụ tốt yêu cầu giải trí của khán giả", Giáo sư Xoay tâm sự.

Trước đó, trong một buổi giao lưu với sinh viên vào tối 16/2, Đinh Tiến Dũng bất ngờ thông báo về việc không còn đảm nhiệm vai diễn Giáo sư Cù Trọng Xoay trong chương trình Hỏi xoáy đáp xoay. Sự ra đi đột ngột của anh Đinh Tiến Dũng khiến nhiều khán giả hâm mộ hụt hẫng và kéo theo đó là nhiều thông tin trái chiều của dư luận.

Học sĩ Xoày Trọng Chấm diễn tẻ nhạt trong Hỏi xoáy đáp xoay phiên bản mới

Sau đó, chương trình "Hỏi xoáy đáp xoay" trở lại trên VTV3 tối 10/3 với phiên bản mới, không chỉ đánh dấu sự trở lại của Xuân Bắc mà còn đón chào một nhân vật thay thế GS Cù Trọng Xoay là Học sĩ Xoày Trọng Chấm.

Về ngoại hình, so với GS Cù Trọng Xoay, khoản râu ria và "độ cao của trán" Học sĩ Xoày Trọng Chấm "hoàng tráng" hơn hẳn GS Cù Trọng Xoay. Nhân vật này sẽ đảm nhận vai trò giải đáp tất cả những thắc mắc của quý vị khán giả.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều khán giả, đây là chương trình nhạt nhẽo nhất kể từ khi Thư giãn cuối tuần phát sóng.

Nghệ sĩ Xuân Bắc trở lại với vai TS Trần Xoáy đã độc thoại tới gần hết chương trình, anh giới thiệu một vài đạo cụ mới trong trường quay, sau đó đọc lá thư chia tay dài lê thê của GS Xoay. Sau đó, chuyên gia Xoày Trọng Chấm xuất hiện, cả hai ngồi bình luận khá thô thiển về sự vắng mặt của nữ trợ lý, mô tả hình ảnh siêu âm của bào thai trong bụng cô.

Chương trình kết thúc trong sự ngỡ ngàng của khán giả vì không hiểu nó thuộc thể loại gì, hài hước đâu chẳng thấy, chỉ thấy vô duyên, thô thiển. Sau khi thay đổi nhân sự tới chóng mặt, "Hỏi xoáy đáp xoay" đang ngày càng nhạt và mất lửa.


Theo www.baomoi.com

Related posts